Vovinam là gì? Những kiến thức cần biết về môn Võ thuật Việt Nam

“Vovinam là gì” đó là một cụm từ được khá nhiều người trong giới thể thao tìm kiếm trước khi có ý định theo học. Được biết, đây là một môn võ thuật truyền thống kết hợp hiện đại của Việt Nam và được phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới.

Vovinam là tên gọi Quốc tế của một môn võ thuật ở Việt Nam

I. Vovinam là gì?


Vovinam
là tên gọi Quốc tế của một môn võ thuật được kế thừa từ những tông phái truyền thống và phát huy những tinh hoa của nền võ thuật nhân loại. Người sáng lập ra môn phái này là do võ sư Nguyễn Lộc. Vần “am” sau cùng là để giúp người ngoại quốc dễ nhớ đây là môn võ của VN. Về nội dung, nó gồm võ thuật và võ đạo.

Đây là một môn võ có quy mô lớn nhất tại Việt Nam, phát triển mạnh ở hơn 70 Quốc gia trên thế giới với hơn 2 triệu võ sinh. Ví dụ như: Úc, Ấn độ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thủy Điện, Iran, … Nguyên lý của môn này là cương nhu phối triển, các học viên được luyện tập những đòn không vũ ghí như cùi chỏ, gối, chân rồi đến có vũ khí như mã tấu, đao, kiếm, côn, quạt và đặc biệt là cách ứng biến với vũ khí, phản đòn.

II. Những kiến thức cần biết về Vovinam

1. Nguồn gốc xuất xứ của Vovinam

Năm 1936, môn Việt võ đạo Việt Nam được ra đời dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Lộc cùng các đồng môn. Ra đời trong bối cảnh đất nước đang thực hiện cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân pháp lần thứ nhất ( 1858 – 1945) với hy vọng sẽ giúp dân ta dành chiến thắng mà không cần sử dụng những vũ phí tối tân hiện đại. Nhà sáng lập muốn giúp người tập có thể cải thiện được vật chất lẫn tinh thần, luôn định hướng những môn đệ phải sửa đổi, hoàn thiện bản thân.

Võ sư Nguyễn Lộc sáng lập Vovinam vào năm 1936

Tuy nhiên, ngay lúc đó cố võ sư Lộc, thân bằng quyến hữu của ông vẫn âm thầm nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng mãi đến năm 1938 mới chính thức được công bố. Vovinam mang đậm chất truyền thống lẫn hiện đại nhờ sự giao thoa với các bộ môn như: Karatedo,Taekwondo, judo, võ thuật Trung Quốc,… Năm 2007 bắt đầu lan rộng sang nước ngoài.

2. Các bài quyền trong Vovinam

Học võ thì chắc chắn phải có những động tác cụ thể. Từ làm quen, ghi nhớ và luyện liên tục để thành thạo. Chưa kể, kết hợp động tác này với động tác khác trong những tình huống khác nhau để đạt được mục đích. Theo thứ tự học, Vovinam có các đòn tay không sau:
  1. Khởi quyền
  2. Nhập môn quyền
  3. Thập tự quyền
  4. Nhu khí công quyền 1
  5. Long hổ quyền
  6. Tứ trụ quyền
  7. Ngũ môn quyền
  8. Viên phương quyền
  9. Nhu khi công quyền số 2
  10. Thập thế bát thức quyền
  11. Lão mai quyền (võ khỉ già)
  12. Việt võ đạo quyền
  13. Xà quyền (võ rắn)
  14. Ngọc trản quyền
  15. Hạc quyền (võ hạc)
Các đòn với vũ khí bao gồm:
  1. Song dao pháp (dao găm)
  2. Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp (kiếm)
  3. Tiên long song kiếm (kiếm)
  4. Việt điểu kiếm pháp (kiếm)
  5. Thái cực đơn đao pháp (đao)
  6. Mã tấu pháp (mã tấu)
  7. Bát quái song đao (đao)
  8. Mộc bản pháp (thước gỗ)
  9. Tứ tượng côn pháp (gậy dài)
  10. Nhật nguyệt đại đao pháp (đại đao)
  11. Thương lê pháp (súng gắn lưỡi lê)

3. Các đai và ý nghĩa trong bộ môn Vovinam

Hiện nay, Vovinam có 4 màu đai: xanh, vàng, đỏ, trắng. Ý nghĩa của từng màu đai cụ thể như sau:
  1. Xanh: màu của hy vọng có ý nghĩa thắp lên niềm tin, ý chí cho võ sinh khi mới bước vào ngành võ thuật.
  2. Vàng: tượng trưng cho màu của đất chứng minh võ đạo và võ thuật của võ sinh đã trở nên vững vàng.
  3. Đỏ: tượng trưng cho lửa với ý nghĩa võ đạo và võ thuật dâng trào như núi lửa, soi đường cho các võ sinh.
  4. Trắng: chân tịnh, tinh khiết chứng tỏ võ đạo và võ thuật đã đạt đến độ cao siêu nhất định, biểu tượng cho những gì tinh túy nhất.
Các màu đai cơ bản của Vovinam

Cách thắt đai vovinam

Bài học vỡ lòng mà võ sinh Vovinam nào cũng cần nắm rõ là các bước thắt đai đúng cách:

Gập dây đai thành 4 phần rồi lấy 1/4 đặt giữa bụng, vòng phần còn lại ra phía sau 2 lần. Như vậy chúng ta sẽ có một đầu đai nằm ở ngoài, 1 đầu nằm ở trong rồi dùng đầu ngoài luồn vào trong kéo lên. Tiếp đến sửa hai đàu đai sao cho đầu trong ngắn hơn đầu ngoài một chút rồi lại dùng đầu đai ngoài luồn xuống dưới đầu đai bên kia rồi thắt lại.

Lưu ý: Không cho đai rơi xuống đất khi thắt, thắt xong thì hai vòng phải chồng khít lên và chiều dài hai đầu sợi đai trong ngoài phải bằng nhau.

Võ phục Vovinam

 

Võ phục Vovinam màu xanh tượng trưng cho hòa bình và hy vọng

Võ phục vovinam được cách tân từ khi ra đời cho đến khi phát triển thinh hành. Từ đơn giản đến phức tạp và mang màu xanh với ý nghĩa hòa bình thế giới và khát vọng vươn tầm châu Lục. Ngày nay, nghệ nhân đã khắc phù hiệu, huy hiệu lên áo, thậm chí là sắc vàng của cờ Tổ Quốc Việt Nam để nhắc nhở võ sinh về niềm tự hào dân tộc.

Vừa rồi cypherbooks đã trả lời khá đầy đủ và chi tiết về những thông tin liên quan đến môn phái Vovinam. Hy vọng những võ sinh cùng độc giả sẽ thích thú và tự hào vì môn Võ thuật Việt Nam đã vươn tầm châu Lục. Đặc biệt, những người theo học sẽ có thêm ý thức và trách nhiệm trong việc kế thừa và phát huy môn võ giá trị này.